Xin cho biết các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được pháp luật quy định như thế nào?
Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 Chính phủ.
Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định cụ thể tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 1 của Nghị định này.
Ảnh minh họa
Tại Điều 4 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu như sau:
1. Các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo, Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
đ) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
h) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
i) Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
k) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.


-
Vụ Giám đốc Agribank Bình Phước bị tố cáo: Chưa sáng tỏ dù Tổng Giám đốc Agribank đã chỉ đạo làm rõ
-
Bình Dương: Xác định danh tính hung thủ giết bạn rồi tự thiêu
-
Phú Quốc (Kiên Giang): Uống rượu, chạy xe ngược chiều, mang búa đi đập xe ô tô người khác
-
Long An: Hai thanh niên cướp giật tài sản trên đường bị bắt




-
Nhận thức thật đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò của tam nông
-
Cơ bản hoàn thành các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia trong năm 2023
-
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Tặng Bằng khen ê-kíp ca ghép tim xuyên Việt của bệnh viện Trung ương Huế
-
Hai số phận bi thảm vì một cơn ghen tàn độc
-
Vụ án đính chính người gây tai nạn giao thông: Gia đình bị hại kháng cáo án sơ thẩm
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em
-
Kinh doanh hoá chất bị trở thành đồng phạm pha chế hàng giả (Kỳ 2): Bị can gửi đơn tố cáo bị bức cung
-
Núi Phượng Hoàng nơi ẩn cư của “ngọn tuệ đăng bất tử”
-
Cảm xúc đường dẫn đến đại thắng mùa xuân năm 1975
-
30/4 nghĩ về bảo vệ Tổ quốc