Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã triển khai gói hỗ trợ nhằm giúp các đối tượng khó khăn trong xã hội sớm vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, quy trình triển khai còn tồn tại nhiều vướng mắc khiến việc tiếp cận của người dân gặp không ít khó khăn.
Quy trình triển khai còn tồn tại nhiều vướng mắc khiến việc tiếp cận các gói hỗ trợ Covid-19 của người dân gặp không ít khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp và chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các gói hỗ trợ để cùng người dân vượt khó, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình chuyển đổi từ nguồn ngân sách đến tận tay người dân vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Điển hình là gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ năm 2020, trong quá trình phân bổ tại các địa phương, không ít trường hợp người dân có tên trong danh sách nhưng không được nhận tiền, rồi khúc mắc về thủ tục, giấy tờ, thậm chí một số địa phương còn xuất hiện tình trạng cán bộ “ăn chặn” tiền hỗ trợ của dân nghèo…
Mặt khác, nhiều đối tượng từ các địa phương đến các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… sinh sống, làm ăn và có đăng ký tạm trú. Khi thành phố ban hành chính sách, các đối tượng này thuộc diện được nhận hỗ trợ nhưng chính quyền sở tại vẫn yêu cầu phải có chứng thực tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cùng nhiều giấy tờ khác. Tuy nhiên, những người được nhận hỗ trợ hầu hết là lao động tự do, trình độ dân trí thấp nên việc tiếp cận giấy tờ, thủ tục còn gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, quá trình di chuyển để làm thủ tục tiêu tốn thời gian, tiền bạc, công sức nên nhiều người đành bỏ ngang vì tiền hỗ trợ không bằng chi phí bỏ ra. Dẫu biết rằng phải tuân thủ đúng quy trình, thủ tục nhưng thiết nghĩ các địa phương nên chủ động, linh hoạt trong việc tinh giản hồ sơ, giấy tờ, đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giúp người dân tiếp cận với gói hỗ trợ dễ dàng hơn.
Mục đích ban hành các gói hỗ trợ là giúp người dân vượt qua khó khăn trong mùa dịch Covid-19 nhưng nếu quá cứng nhắc trong quy trình triển khai thì vô tình tạo nên bất cập, áp lực cho người dân.
Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải là đầu mối trung thực, khách quan, tuyệt đối không được gian dối, vụ lợi, tránh tình trạng tiền vào túi quan còn dân vẫn nghèo. Đặc biệt, các địa phương phải cẩn trọng trong việc rà soát danh sách, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời.
Các gói hỗ trợ trong đại dịch Covid-19 thể hiện chủ trương nhân văn của Đảng, vai trò của Nhà nước trong việc quan tâm, chăm lo tới đời sống của người dân. Do đó, các địa phương phải làm việc theo đúng tinh thần “minh bạch, khẩn trương” để góp phần giúp người dân sớm vượt qua đại dịch.





-
TP HCM (bài 1): Khách hàng tố bị lừa tại dự án Botanica Premier
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TPHCM
-
Nhận thức thật đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò của tam nông
-
Cơ bản hoàn thành các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia trong năm 2023
-
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Tặng Bằng khen ê-kíp ca ghép tim xuyên Việt của bệnh viện Trung ương Huế
-
Hai số phận bi thảm vì một cơn ghen tàn độc
-
Vụ án đính chính người gây tai nạn giao thông: Gia đình bị hại kháng cáo án sơ thẩm
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em
-
Kinh doanh hoá chất bị trở thành đồng phạm pha chế hàng giả (Kỳ 2): Bị can gửi đơn tố cáo bị bức cung
-
Núi Phượng Hoàng nơi ẩn cư của “ngọn tuệ đăng bất tử”